Giá cao su được dự báo sẽ dần dần phục hồi trong thời gian tới nhờ các nước sản xuất lớn cùng hạn chế giải phóng dự trữ ra thị trường.
Hiện nay, thị trường ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm được làm từ cao su và đây là cơ hội lớn cho ngành chế biến cao su toàn cầu, ông Pol Sopha, Tổng giám đốc Sở quản lý ngành Cao su thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia nhận định. Nhu cầu tăng trong khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung chưa được cải thiện đáng kể sẽ là yếu tố giúp giá cao su nhanh chóng phục hồi trở lại.
Hiện tại, giá cao su mà nông dân và giới thương lái đang áp dụng ở mức có thể chấp nhận được so với cùng kỳ năm ngoái, thời điểm giá lao dốc rất mạnh. Theo ông Sopha, giá cao su đang có xu hướng tăng chậm lên khoảng 1.500 USD/tấn.
"Trong năm nay, giá cao su sẽ dần dần tăng trở lại nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi và các nước sản xuất lớn trên thế giới giảm sản lượng," ông Sopha dự báo.
Ông Sopha cho biết xuất khẩu cao su của nước này có xu hướng tăng dần theo từng năm, với mức trung bình 50.000 tấn/năm.
Đồng quan điểm với ông Sopha, Phó chủ tịch Tập đoàn An Mady, ông Lim Heng dự báo giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới.
"Các nước thành viên OPEC đang cắt giảm sản lượng dầu để đẩy giá dầu thô tăng trở lại. Khi giá dầu tăng thì giá cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp cũng sẽ tăng theo," ông nói.
Trên thực tế, giá cao su quốc tế bắt đầu xu hướng phục hồi từ cuối năm ngoái nhờ lo ngại thiếu hụt nguồn cung tại Thái Lan trong thời điểm xảy ra lũ lụt tại miền nam. Giá cao su thiên nhiên theo đó tăng vọt lên 1,6 USD/kg trong quý IV/2016 từ mức thấp kỷ lục 1,2 USD/kg ghi nhận được vào hồi đầu năm. Đến cuối năm ngoái, giá tiếp tục vọt lên 2,4 USD/kg.
Lợi dụng thời điểm này, Campuchia vẫn duy trì tốc độ xuất khẩu cao su như năm 2015, với tổng khối lượng xuất khẩu gần như không đổi so với năm 2015, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết. Cụ thể, Campuchia xuất khẩu được 128.111 tấn cao su trong năm 2016, tăng rất nhẹ so với mức 128.047 tấn của năm trước đó.
Hiện tại, Campuchia đang là nguồn cung cao su lớn của Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và một số nước thuộc Liên minh châu Âu.
Theo: báo vietnambiz.vn
xem thêm:
1.Cao su trên thị trường thế giới đang mất giá
Giá cao su được dự báo sẽ dần dần phục hồi |
Hiện tại, giá cao su mà nông dân và giới thương lái đang áp dụng ở mức có thể chấp nhận được so với cùng kỳ năm ngoái, thời điểm giá lao dốc rất mạnh. Theo ông Sopha, giá cao su đang có xu hướng tăng chậm lên khoảng 1.500 USD/tấn.
"Trong năm nay, giá cao su sẽ dần dần tăng trở lại nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi và các nước sản xuất lớn trên thế giới giảm sản lượng," ông Sopha dự báo.
Ông Sopha cho biết xuất khẩu cao su của nước này có xu hướng tăng dần theo từng năm, với mức trung bình 50.000 tấn/năm.
Đồng quan điểm với ông Sopha, Phó chủ tịch Tập đoàn An Mady, ông Lim Heng dự báo giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới.
"Các nước thành viên OPEC đang cắt giảm sản lượng dầu để đẩy giá dầu thô tăng trở lại. Khi giá dầu tăng thì giá cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp cũng sẽ tăng theo," ông nói.
Khi giá dầu tăng thì giá cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp cũng sẽ tăng theo |
Lợi dụng thời điểm này, Campuchia vẫn duy trì tốc độ xuất khẩu cao su như năm 2015, với tổng khối lượng xuất khẩu gần như không đổi so với năm 2015, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết. Cụ thể, Campuchia xuất khẩu được 128.111 tấn cao su trong năm 2016, tăng rất nhẹ so với mức 128.047 tấn của năm trước đó.
Hiện tại, Campuchia đang là nguồn cung cao su lớn của Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và một số nước thuộc Liên minh châu Âu.
Theo: báo vietnambiz.vn
xem thêm:
1.Cao su trên thị trường thế giới đang mất giá
Nhận xét
Đăng nhận xét