Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018 tổ chức ngày 28-6, Bộ NN-PTNT cho biết, xuất khẩu nông sản đang tăng mạnh, giá lúa gạo Việt Nam đã vượt Thái Lan, Ấn Độ và đứng ở mức cao trong vòng 4 năm qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trong nửa năm 2018 đã đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12% và có thể cán mốc lịch sử 40 tỷ USD trong năm nay.
Nguồn Giá gạo hôm nay
Đóng gói gạo xuất khẩu
Giá gạo xuất khẩu cao nhất 4 năm
Theo Bộ NN-PTNT, trong tháng 6-2018, giá gạo xuất khẩu của các "cường quốc lúa gạo" đều giảm. Tuy nhiên, giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam lại đạt 450 USD/tấn, cao hơn so với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ và Thái Lan. Trong đó, giá gạo xuất khẩu cùng loại của Ấn Độ chỉ đạt 410 USD/tấn và của Thái Lan chỉ đạt 435 USD/tấn. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Bộ Công thương, vào trung tuần tháng 5-2018, giá gạo tấm 5% xuất khẩu của Việt Nam đã đạt tới 458-462 USD/tấn, được xác định là giá bán cao nhất trong vòng 4 năm qua. Lý giải về nguyên nhân giá lúa gạo của các cường quốc lúa gạo như Thái Lan, Ấn Độ sụt giảm, Bộ NN-PTNT cho rằng, do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường truyền thống của các nước này đều sụt giảm. Trên thị trường thế giới, giá gạo tại Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay do nhu cầu ảm đạm và triển vọng nguồn cung dồi dào, trong khi giá gạo Ấn Độ giảm do sức mua kém từ châu Phi và Bangladesh.
Theo các chuyên gia, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cải thiện nhờ tỷ lệ gạo cao cấp và gạo thơm xuất khẩu ngày càng tăng, chiếm trên 80%. Dự báo đến hết tháng 6-2018, giá lúa gạo trong nước tiếp tục diễn biến tích cực do triển vọng xuất khẩu gạo sang Philippines phục hồi trở lại. Với giá bán cao đứng ở đầu bảng, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 6-2018 ước đạt 604.000 tấn, đưa khối lượng xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,57 triệu tấn, với giá trị đạt 1,81 tỷ USD, tăng 25% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Số liệu cập nhật trong các tháng đầu năm 2018 cũng cho thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 30% thị phần. Đứng thứ 2 là Indonesia với 18,7% thị phần. Mặc dù thị phần xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 21,3% so với năm ngoái nhưng các thị trường khác lại có mức xuất khẩu tăng, điển hình là Indonesia 596.000 tấn, Iraq 150.000 tấn, Malaysia 273.000 tấn (gấp 2,51 lần) và Hoa Kỳ 26.200 tấn (gấp 2,36 lần) so với cùng kỳ năm 2017. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, cả năm nay, mục tiêu hướng tới là xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,5 triệu tấn với cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là gạo chất lượng tốt.
Theo Bộ NN-PTNT, trong tháng 6-2018, giá gạo xuất khẩu của các "cường quốc lúa gạo" đều giảm. Tuy nhiên, giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam lại đạt 450 USD/tấn, cao hơn so với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ và Thái Lan. Trong đó, giá gạo xuất khẩu cùng loại của Ấn Độ chỉ đạt 410 USD/tấn và của Thái Lan chỉ đạt 435 USD/tấn. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Bộ Công thương, vào trung tuần tháng 5-2018, giá gạo tấm 5% xuất khẩu của Việt Nam đã đạt tới 458-462 USD/tấn, được xác định là giá bán cao nhất trong vòng 4 năm qua. Lý giải về nguyên nhân giá lúa gạo của các cường quốc lúa gạo như Thái Lan, Ấn Độ sụt giảm, Bộ NN-PTNT cho rằng, do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường truyền thống của các nước này đều sụt giảm. Trên thị trường thế giới, giá gạo tại Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay do nhu cầu ảm đạm và triển vọng nguồn cung dồi dào, trong khi giá gạo Ấn Độ giảm do sức mua kém từ châu Phi và Bangladesh.
Theo các chuyên gia, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cải thiện nhờ tỷ lệ gạo cao cấp và gạo thơm xuất khẩu ngày càng tăng, chiếm trên 80%. Dự báo đến hết tháng 6-2018, giá lúa gạo trong nước tiếp tục diễn biến tích cực do triển vọng xuất khẩu gạo sang Philippines phục hồi trở lại. Với giá bán cao đứng ở đầu bảng, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 6-2018 ước đạt 604.000 tấn, đưa khối lượng xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,57 triệu tấn, với giá trị đạt 1,81 tỷ USD, tăng 25% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Số liệu cập nhật trong các tháng đầu năm 2018 cũng cho thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 30% thị phần. Đứng thứ 2 là Indonesia với 18,7% thị phần. Mặc dù thị phần xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 21,3% so với năm ngoái nhưng các thị trường khác lại có mức xuất khẩu tăng, điển hình là Indonesia 596.000 tấn, Iraq 150.000 tấn, Malaysia 273.000 tấn (gấp 2,51 lần) và Hoa Kỳ 26.200 tấn (gấp 2,36 lần) so với cùng kỳ năm 2017. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, cả năm nay, mục tiêu hướng tới là xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,5 triệu tấn với cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là gạo chất lượng tốt.
Nhận xét
Đăng nhận xét