Với lợi thế là vùng gò đồi lại có khí hậu mát mẻ, diện tích rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi thả gà thịt, huyện Ba Vì (Hà Nội) khuyến khích và hỗ trợ bà con ở đây phát triển chăn nuôi gà đồi.
Để hỗ trợ bà con phát triển chăn nuôi bền vững có đầu ra ổn định, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương, Trung tâm Trợ giúp nông dân thành phố Hà Nội đã kết nối các doanh nghiệp chuyên cung cấp nông sản an toàn đi thăm quan, giới thiệu để xúc tiến thương mại cho sản phẩm gà đồi tại huyện Ba Vì (Hà Nội).
Chăn thả gà đồi. Ảnh: TTXVN
Để mô hình này thực sự phát huy được hết hiệu quả đòi hỏi phải được người tiêu dùng và đặc biệt các doanh nghiệp biết đến nhiều hơn. Đây chính là nguồn cung cấp thịt thương phẩm dồi dào, ổn định, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sạch của người dân Thủ đô.
Hiện tại, quy mô chăn nuôi của mỗi gia đình bình quân từ 100 con gà thịt - 500 con gà thịt, quy mô chăn nuôi trang trại từ 2.000 con - 10.000 con, tập trung tại các xã vùng đồi gò. Số lượng trang trại chăn nuôi lớn chủ yếu ở các xã Cẩm Lĩnh, Thụy An, Ba Trại, Cam Thượng…
Khác với chăn nuôi gà ở các vùng đồng bằng có diện tích đất nhỏ hẹp, gà đồi Ba Vì được nuôi thả tự nhiên trên những vùng đất đồi gò rộng có bóng mát của cây cối. Thức ăn cho gà ở giai đoạn đầu là thức ăn công nghiệp. Từ khi được 2 tháng tuổi, gà được nuôi bằng thức ăn phối trộn ngô, đỗ tương xay, dầu cá, bã bia. Ngoài ra, gà còn được thả rông trong vườn để tự do "chạy nhảy" đào bới kiếm mồi là giun dế và côn trùng… Nhờ đó, thịt gà có độ dai, chắc, thơm đặc trưng và cho tỷ lệ nạc cao.
Ông Nguyễn Văn Tài, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thụy An cho biết, Thụy An có diện tích hơn 1.647 ha, với trên 2.200 hộ. Đất vườn đồi trên địa bàn xã, bình quân mỗi hộ có từ vài sào đến vài hecta. Nhờ tiềm năng về đất vườn, toàn xã có trên 1.000 hộ chăn nuôi gà, chiếm khoảng 50% số hộ trong toàn xã với tổng đàn trên 400.000 con.
Mặc dù, các mô hình chăn nuôi gà đồi đã được thực hiện nhiều năm nay và là thế mạnh của huyện Ba Vì nhưng đến nay việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho gà đồi Ba Vì vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ.
Việc tổ chức cho các doanh nghiệp đi tham quan mô hình chăn nuôi, sản xuất gà đồi theo chuỗi an toàn, khép kín là cơ hội để giới thiệu và quảng bá rộng rãi đồng thời mở ra cơ hội xúc tiến thương mại cho sản phẩm này.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực phẩm, khi được trực tiếp tham quan mô hình chăn nuôi của các hộ dân tại Ba Vì, đây là dịp để đánh giá về chất lượng của sản phẩm cũng như có các yêu cầu để nâng cao hơn nữa chất lượng, tiêu chuẩn để sản phẩm gà đồi Ba Vì không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Hộ chăn nuôi của anh Khuất Đình Thủy tại thôn 9 xã Ba Trại không chỉ tham gia vào chuỗi chăn nuôi gà đồi Ba Vì, gia đình anh còn đầu tư hơn 500 triệu đồng để xây dựng lò mổ đạt tiêu chuẩn tại trang trại của gia đình, hiện nay, mỗi tháng gia đình anh cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị trong Hà Nội từ 600 đến 800 con gà đã được làm sạch.
Chị Nguyễn Thị Bài ở thôn Liên Minh, xã Thụy An cho biết, gia đình chị có diện tích đất vườn đồi hơn 33.000 m2 mỗi năm chị nuôi khoảng 10.000 con. Trong quá trình nuôi gà, gia đình chị đều áp dụng các biện pháp chăn nuôi gà theo hướng VietGap. Do được tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đàn gà luôn khỏe mạnh. Trừ chi phí mỗi năm gia đình chị thu lãi trên 150 triệu đồng.
Thực tế là hiện nay "Gà đồi Ba Vì" vẫn đang được tiêu thụ tự do, chủ yếu qua thương lái với giá bán từ 80.000 đồng/kg đến 100.000 đồng/kg. Mong muốn lớn nhất của những người chăn nuôi gà ở Ba Vì là sản phẩm "Gà đồi Ba Vì" sẽ có mặt trong hệ thống các cửa hàng nông sản thực phẩm an toàn, các siêu thị lớn để người tiêu dùng Thủ đô được thưởng thức sản phẩm gà đồi mang thương hiệu Ba Vì.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, muốn phát triển và xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm gà đồi Ba Vì cần xây dựng chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thế nào là chuỗi và liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn là khái niệm khá mới mẻ với nhiều hộ nông dân, chủ trang trại.
Để giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chăn nuôi, cần phải đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp tới khâu bán lẻ, phân phối. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo chuỗi.
nguồn https://vietnambiz.vn/tags/chan-nuoi-3022.tag
Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt nhưng chưa được kết nối, giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng. Do đó cần phải kết nối và tạo điều kiện hỗ trợ người sản xuất tiếp xúc trực tiếp với hệ thống phân phối, bán lẻ, mở rộng đầu ra bền vững cho sản phẩm chăn nuôi
Khác với chăn nuôi gà ở các vùng đồng bằng có diện tích đất nhỏ hẹp, gà đồi Ba Vì được nuôi thả tự nhiên trên những vùng đất đồi gò rộng có bóng mát của cây cối. Thức ăn cho gà ở giai đoạn đầu là thức ăn công nghiệp. Từ khi được 2 tháng tuổi, gà được nuôi bằng thức ăn phối trộn ngô, đỗ tương xay, dầu cá, bã bia. Ngoài ra, gà còn được thả rông trong vườn để tự do "chạy nhảy" đào bới kiếm mồi là giun dế và côn trùng… Nhờ đó, thịt gà có độ dai, chắc, thơm đặc trưng và cho tỷ lệ nạc cao.
Ông Nguyễn Văn Tài, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thụy An cho biết, Thụy An có diện tích hơn 1.647 ha, với trên 2.200 hộ. Đất vườn đồi trên địa bàn xã, bình quân mỗi hộ có từ vài sào đến vài hecta. Nhờ tiềm năng về đất vườn, toàn xã có trên 1.000 hộ chăn nuôi gà, chiếm khoảng 50% số hộ trong toàn xã với tổng đàn trên 400.000 con.
Mặc dù, các mô hình chăn nuôi gà đồi đã được thực hiện nhiều năm nay và là thế mạnh của huyện Ba Vì nhưng đến nay việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho gà đồi Ba Vì vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ.
Việc tổ chức cho các doanh nghiệp đi tham quan mô hình chăn nuôi, sản xuất gà đồi theo chuỗi an toàn, khép kín là cơ hội để giới thiệu và quảng bá rộng rãi đồng thời mở ra cơ hội xúc tiến thương mại cho sản phẩm này.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực phẩm, khi được trực tiếp tham quan mô hình chăn nuôi của các hộ dân tại Ba Vì, đây là dịp để đánh giá về chất lượng của sản phẩm cũng như có các yêu cầu để nâng cao hơn nữa chất lượng, tiêu chuẩn để sản phẩm gà đồi Ba Vì không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Hộ chăn nuôi của anh Khuất Đình Thủy tại thôn 9 xã Ba Trại không chỉ tham gia vào chuỗi chăn nuôi gà đồi Ba Vì, gia đình anh còn đầu tư hơn 500 triệu đồng để xây dựng lò mổ đạt tiêu chuẩn tại trang trại của gia đình, hiện nay, mỗi tháng gia đình anh cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị trong Hà Nội từ 600 đến 800 con gà đã được làm sạch.
Chị Nguyễn Thị Bài ở thôn Liên Minh, xã Thụy An cho biết, gia đình chị có diện tích đất vườn đồi hơn 33.000 m2 mỗi năm chị nuôi khoảng 10.000 con. Trong quá trình nuôi gà, gia đình chị đều áp dụng các biện pháp chăn nuôi gà theo hướng VietGap. Do được tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đàn gà luôn khỏe mạnh. Trừ chi phí mỗi năm gia đình chị thu lãi trên 150 triệu đồng.
Thực tế là hiện nay "Gà đồi Ba Vì" vẫn đang được tiêu thụ tự do, chủ yếu qua thương lái với giá bán từ 80.000 đồng/kg đến 100.000 đồng/kg. Mong muốn lớn nhất của những người chăn nuôi gà ở Ba Vì là sản phẩm "Gà đồi Ba Vì" sẽ có mặt trong hệ thống các cửa hàng nông sản thực phẩm an toàn, các siêu thị lớn để người tiêu dùng Thủ đô được thưởng thức sản phẩm gà đồi mang thương hiệu Ba Vì.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, muốn phát triển và xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm gà đồi Ba Vì cần xây dựng chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thế nào là chuỗi và liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn là khái niệm khá mới mẻ với nhiều hộ nông dân, chủ trang trại.
Để giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chăn nuôi, cần phải đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp tới khâu bán lẻ, phân phối. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo chuỗi.
nguồn https://vietnambiz.vn/tags/chan-nuoi-3022.tag
Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt nhưng chưa được kết nối, giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng. Do đó cần phải kết nối và tạo điều kiện hỗ trợ người sản xuất tiếp xúc trực tiếp với hệ thống phân phối, bán lẻ, mở rộng đầu ra bền vững cho sản phẩm chăn nuôi
Nhận xét
Đăng nhận xét