Giá cà phê thế giới tăng mạnh, doanh nghiệp Việt chỉ biết đứng nhìn vì không có hàng để xuất

Theo Bloomberg, đợt hạn hán và sương giá đã tàn phá mùa màng ở thủ phủ cà phê Brazil khiến sản lượng cà phê toàn cầu giảm. Người tiêu dùng cà phê toàn cầu đang có xu hướng tìm đến Indonesia và Việt Nam nhằm lấp đầy khoảng trống từ Brazil.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Tuy nhiên, thế giới khó có thể trông cậy vào nguồn cung của Việt Nam do hàng tồn kho của nông dân dần cạn kiệt.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intimex cho biết: "Nông dân cho rằng không thể hưởng lợi trong đợt tăng giá này vì không còn sản phẩm để bán. Bản thân doanh nghiệp cũng không mua được hàng và xuất hàng đi trong hơn một tháng nay".

Giá arabica, loại cà phê có vị dịu hơn được giao dịch tại New York đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2014 trong tuần cuối cùng tháng 7 sau khi thời tiết lạnh giá phá hủy mùa màng ở Brazil. 

Tính chung trong tháng 7, giá cà phê arabica tăng khoảng 25%. Động lực này cũng giúp nâng giá robusta trên sàn London lên mức cao kể từ năm 2017 và tăng khoảng 13% trong cùng thời gian.

Ông Phan Hùng Anh, Giám đốc điều hành CTCP Thương mại Cà phê Quang Minh tại tỉnh Bình Dương cho biết: "Việc giá tăng không mang lại lợi ích nhiều cho các nhà xuất khẩu bởi chi phí vận chuyển tăng cao, các đối tác e ngại nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Do đó, chúng tôi không có hợp đồng mới để thu mua cà phê cho nông dân".

Theo ông Anh, giá container từ Việt Nam sang châu Âu đang ở mức 10.000 USD, cao gấp 6 - 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, các lô hàng xuất khẩu của công ty Quang Minh cũng giảm ít nhất 20% trong 50.000 tấn của năm 2020.

Nguồn: Cimbali UK

Theo khảo sát của các thương nhân, dù giá cà phê thế giới tăng đột biến nhưng các nhà xuất khẩu của Việt Nam không thu được nhiều lợi nhuận vì hàng hóa tồn kho ở khu vực TP HCM đã được định giá cho các hợp đồng kỳ hạn.

Ông Lê Tiến Hùng, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) cho biết: "Hiện nay, doanh nghiệp chỉ có đủ cà phê cho các hợp đồng đã ký với đối tác đến cuối vụ".

Đại diện Simexco Đắk Lắk quan ngại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến công tác hậu cần gặp khó khăn khi vụ thu hoạch mới sắp bắt đầu và các đơn hàng xuất khẩu thường gia tăng vào dịp cuối năm. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-the-gioi-tang-manh-doanh-nghiep-viet-chi-biet-dung-nhin-vi-khong-co-hang-de-xuat-20210901072019242.htm

Nhận xét