Với mức giá mới hơn 2,4 tỷ đồng/m2, cao gấp 8,3 lần vừa xác lập tại Thủ Thiêm, các chủ đầu tư có bất động sản tọa lạc tại bán đảo này đang thế chấp ở ngân hàng có thể định giá lại tài sản để vay thêm vốn bởi việc định giá lại tài sản thường diễn ra theo cập nhật giá thị trường.
Sau phiên đấu giá 4 lô đất vàng có tổng diện tích trên 30.000 m2 vào ngày 10/12, dự kiến TP HCM sẽ thu về trên 37.346 tỷ đồng. Trong đó, có hai lô đất được hai doanh nghiệp sẵn sàng bỏ giá hàng tỷ đồng/m2.Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), ba bên có thể hưởng lợi từ phiên đấu giá nói trên và cũng có một số trường hợp bất lợi, nhất là sau thông tin kỷ lục đấu giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2 của thành viên Tân Hoàng Minh.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất sẽ lâm vào cảnh "ngồi trên đống lửa" vì nếu xác định tiền sử dụng đất theo giá thị trường, tức có căn cứ các mức giá khủng mới xác lập, tiền sử dụng đất sẽ tăng lên rất cao.
Cũng theo Chủ tịch HoREA, mọi chi phí đầu vào sẽ cấu thành nên giá bán nên người mua bất động sản sau cùng sẽ phải gánh chi phí này. Trường hợp giá quá bất hợp lý, không hấp dẫn người mua, chủ đầu tư cũng có rủi ro tồn kho lớn.
Thứ ba, với mức giá mới cao gấp 8,3 lần vừa xác lập tại Thủ Thiêm, các chủ đầu tư có bất động sản tọa lạc tại bán đảo này đang thế chấp ở ngân hàng có thể định giá lại tài sản để vay thêm vốn bởi việc định giá lại tài sản thường diễn ra theo cập nhật giá thị trường.
"Trường hợp giá đất tăng, chủ đầu tư thực hiện bước định giá tài sản để tăng khoản vay xảy ra khá phổ biến trong giới kinh doanh bất động sản do nhu cầu tiếp cận vốn của ngành địa ốc luôn ở mức rất cao. Điều này cũng đặt ra cho các tổ chức tín dụng bài toán thận trọng khi định giá lại các tài sản trước khi tăng tỷ trọng vốn vay nhằm đảm bảo ngưỡng vay an toàn", ông Lê Hoàng Châu nhận định.
Nhận xét
Đăng nhận xét